Ăn cắp vặt - Nguyên nhân và cách phòng chống

         

          Hôm rồi tôi đọc báo thấy trong đợt nghỉ lễ 30 tháng 4 năm nay ở Đà Lạt có đôi khách du lịch đi chơi tiện tay bắt luôn chó con đang phơi nắng của chủ quán. Mặc dù chủ quán có trưng camera thấy cận mặt và hành vi kèm theo thông điệp nhân từ đối với vị khách "tiện tay bế nhầm" kia hoàn trả sớm vì chó con chưa dứt sữa và dòng khó nuôi. Hay năm ngoái có một đoàn khách du lịch nước ta đi ra nước ngoài. Và dĩ nhiên họ đi nước ngoài du lịch là cũng thuộc gia đình có điều kiện rồi, vậy mà khi vào trung tâm thương mại của người ta, lợi dụng sự lơ là của nhân viên họ đã trộm đồ và bị phát hiện....Rất nhiều những hình ảnh xấu xí đó tuy ít nhưng cũng gây tâm lý bất an và mất uy tín của nước ta đối với bạn bè khắp nơi trên thế giới. Vì sao lại có những hành động khong đẹp đó, có phải vì chúng ta quá đói hay còn nguyên do nào khác?





          Trước hết chúng ta phải biết rằng "Ăn cắp vặt: là một thói quen rất xấu. Ngay từ khi con còn bé, nếu cha mẹ không rốt ráo răn dạy trẻ từ bỏ tật xấu đó, lớn lên, trẻ sẽ khó bỏ và rất dễ trở thành một người xấu.
Bài luận đăng trên baomoi.com như sau:
             Cô bé con gái chị bạn tôi rất xinh xắn, cháu học cũng khá, nói năng lễ phép nhưng cháu có một tật rất xấu là thói ăn cắp vặt. Chị bạn bảo nhiều khi xấu hổ đến nhục nhã vì con bé. Gia đình chị khá giả, không để cho con bé phải thiếu thốn nhưng cứ đi đâu thấy cái gì hay mắt là kiểu gì cũng lấy trộm của người ta cho bằng được. Lắm khi nó sang chơi nhà hàng xóm, lấy cắp cả chiếc điều khiển tivi. Thấy cái móc khóa xe hình con thú bông xinh xinh là lấy cả chùm chìa khóa ném đi rồi chỉ giữ lại một con thú bông.

           Thói ăn cắp vặt ở con trẻ bắt nguồn từ bản năng tham lam. Nếu không được uốn nắn kịp thời, cái bản năng ấy càng lớn càng phát triển mạnh mẽ lấn át lý trí và trở thành một thói quen, thành bệnh mãn tính. Người có tính ăn cắp vặt nhìn thấy bất cứ đồ vật gì của người khác họ cũng muốn chiếm lấy làm của riêng. Lúc đó họ không phân biệt được tốt xấu và không cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi.

Thói ăn cắp vặt ở trẻ có thể bỏ được nếu các bậc làm cha làm mẹ ôn tồn dạy bảo

           Tôi có một cô bạn gái, cô có thói tắt mắt từ bé. Cô lấy trộm đồ của tất tần tật những ai quen biết thân sơ với cô. Ai cũng xa lánh và coi thường cô. Chính cô ấy cũng thấy bản thân mình tự rẻ rúng mình, nhưng cô bảo cô không thể từ bỏ được thói quen ấy. Nó cứ như ma ám, không lấy được thì ấm ức khó chịu.

           Hãy quan sát con trẻ thật kỹ, thấy con mình có những đồ vật lạ thì lập tức nhẹ nhàng hỏi rõ nguồn gốc căn nguyên. Thói ăn cắp vặt ở trẻ có thể bỏ được nếu các bậc làm cha làm mẹ ôn tồn dạy bảo, phân tích cho trẻ thấy đúng sai, thấy việc ăn cắp là một thói quen rất xấu, ảnh hưởng đến người khác và có thể vi phạm pháp luật.

           Đừng lơ là và du di cho trẻ từ những thói quen nhỏ nhặt. Thực ra ăn cắp vặt cũng hình thành từ thói ích kỷ của bản thân đứa trẻ. Nó không hề biết đến nỗi đau, nỗi buồn của người bị mất cắp. Sự ích kỷ càng lớn thì thói quen ăn cắp cũng càng lớn.

           Ngay từ khi con còn bé, nếu cha mẹ không răn dạy trẻ từ bỏ tật xấu ăn cắp vặt, lớn lên, trẻ sẽ rất dễ trở thành người xấu.

           Ngay từ khi trẻ còn tấm bé, cha mẹ, ông bà phải chỉ bảo cho trẻ thấy cái gì của mình mới được dùng, của người khác nếu chưa được sự đồng ý thì nhất định không được lấy hoặc cầm về. Đồ chơi ở trường, lớp học hoặc của bạn khi muốn dùng phải hỏi, dùng xong, chơi xong phải để đúng nơi đúng chỗ. Lắm bậc cha mẹ tham lam, thấy đồ chơi đẹp ở lớp hoặc nhà hàng xóm, trẻ cầm về cứ lơ đi. Hành động đó chính là thúc đẩy mầm mống ăn cắp vặt ở trẻ.

          Mọi hành vi, thói quen xấu đều có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ nếu cha mẹ thật sự quan tâm và dành nhiều thời gian cho con cái của mình. Đừng để lòng tham hoặc sự dễ dãi lơ là dạy bảo làm hỏng đi nhân cách của trẻ sau này chỉ vì một thói quen không được cha mẹ dạy bảo từ tấm bé.
( Nguồn: baomoi.com)



Lý giải về việc vì sao có người nghiện ăn cắp vặt - Kênh 14 có bài viết:


Theo các chuyên gia, thói ăn cắp vặt này là một chứng bệnh tâm lý kỳ lạ.

Hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe thấy tin một ngôi sao nổi tiếng hay tiểu thư con nhà giàu bị buộc tội lấy trộm một món đồ không quá giá trị - một con số nhỏ so với tài sản cũng như danh tiếng của họ.

Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, phải chăng những người này đang mắc một chứng bệnh kỳ lạ khiến họ có sở thích nghiện ăn cắp vặt đến thế? Hay đó chỉ là thói quen xấu khó bỏ - thó đồ với mục đích làm giàu?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho câu hỏi: vì sao nhiều người lại có tính ăn cắp vặt?

Có một sự thật là từ xa xưa đã ghi nhận nhiều trường hợp ăn cắp vặt của người nổi tiếng. Chẳng hạn như vua nước Pháp Henry IV đã từng "tắt mắt" những món đồ nhỏ của các thần dân của mình. Tuy nhiên, thời đó, các chuyên gia không cho đây là bệnh lý mà chỉ là tật xấu khó bỏ mà thôi.

Khi y học phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện ra, thói ăn cắp vặt là một chứng bệnh tâm lý mang tên "Kleptomane" - chứng xung đột ăn cắp. Kleptomane xuất hiện từ năm 1890 và bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, "Klepto"là ăn cắp và "mania" là mất trí.

Xung động ăn cắp là một hiện tượng tự nhiên. Theo các chuyên gia tâm lý học, khi một người giàu có "thó" một món đồ trong cửa hàng thì đó là sự minh họa rõ nét cho việc thể hiện cơ chế thầm kín trong bản chất tâm lý người đó.


Khác với việc ăn trộm thông thường, người mắc chứng xung đột ăn cắp thường lấy đồ theo bản năng mà anh ta không cưỡng lại được. Ngay khi lấy xong món đồ thì họ lại dường như quên mất lý do vì sao mình lại lấy và dần lãng quên việc làm này. Những món đồ ăn cắp sẽ bị vứt đi, tặng cho người khác hoặc tích tụ lại một góc.


Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra, hành động ăn cắp vặt thể hiện bệnh lý do ám ảnh từ tuổi thơ, rất khó lý giải nguyên nhân khiến họ không thể kiềm chế thử thách vô hình này. Tuy nhiên có thể khẳng định, ăn cắp vặt có thể được coi là một bệnh lý và là một trong 7 dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cơ bản.


Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder - OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính. Dấu hiệu phổ biến của bệnh là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng.


Biểu hiện đặc trưng của OCD là chất dẫn truyền thần kinh serotonin của não bộ bị giảm. Serotonin vốn là chất giúp con người kiểm soát bản thân khỏi nỗi lo sợ về những điều không chắc chắn và thiếu ổn định.

Khi chất này giảm, khả năng làm chủ tình hình của chúng ta bị kém đi rõ rệt, ta dễ dàng cảm thấy hoang mang, bất an. Chỉ khi ăn cắp xong, những người này mới lấy lại tinh thần và bình tâm trở lại.

(Nguồn: Psychology, Wikipedia)


Một lý giải khác được đăng trên trang hellodoctors.vn

1. Chứng ăn cắp vặt là gì?

Chứng ăn cắp vặt (chứng ăn cắp) có tên tiếng Anh là Kleptomania, là một tình trạng bệnh mà trong đó người bệnh thường xuyên không thể chống lại sự cám dỗ thôi thúc lấy trộm những món đồ nào đó mà thường người bệnh sẽ không cần tới chúng hay giá trị của chúng rất thấp. Chứng ăn cắp là sự rối loạn tâm thần nghiêm trọng, có thể gây nên nhiều tổn thương về tâm lý cho người bệnh và người thân của người bệnh nếu không được điều trị.

Chứng ăn cắp là một rối loạn kiểm soát cảm xúc - một rối loạn được đặc trưng bởi khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân, khiến người bệnh khó chống lại sự cám dỗ hay điều khiển bản thân người bệnh sang hướng hành động quá khích hoặc gây hại cho bản thân và người khác.

Nhiều người có tật ăn cắp thường sống trong tự ti xấu hổ vì lo ngại phải đi khám bệnh và tìm cách điều trị. Dù không có phương pháp nào chữa dứt bệnh này, nhưng điều trị với thuốc hay tâm lý có thể giúp chấm dứt cơn thèm ăn cắp.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh căn cắp vặt
Tật ăn cắp có thể có các triệu chứng sau:
Không thể kháng lại sức mạnh thôi thúc lấy cắp đồ mà mình không cần.
Cảm giác căng thẳng, lo âu hay kích thích dẫn đến hành vi trộm cắp.
Cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay thú vị trong lúc lấy cắp đồ.
Cảm giác tội lỗi kinh khủng, hối hận, ghê tởm xấu hổ hay sợ bị bắt trong khi lấy cắp.
Những cơn có tính chu kỳ thúc giục lấy cắp.

Những người có tật ăn cắp thường có những đặc điểm:
Không giống những kẻ cắp bình thường, những người có tật ăn cắp này lấy cắp không vì để thỏa mãn mục đích cá nhân, hay làm để chúng tỏ can đảm hoặc nổi loạn. Họ lấy cắp chỉ đơn giản vì sự thúc giục mãnh liệt mà không cưỡng lại được.
Các đợt lấy cắp này thường xảy ra tự phát, không có kế hoạch trước và không có sự giúp đỡ từ một ai khác.
Hầu hết những người có tật ăn cắp này lấy cắp ở những nơi công cộng, như ở các cửa hàng hay siêu thị. Một số có thể lấy cắp của người bệnh bè hoặc người quen.
Thông thường, những đồ vật bị lấy cắp không có giá trị đối với người có chứng này,và họ có khả năng mua chúng dễ dàng.
Những vật bị lấy cắp thường được cất đi, không bao giờ họ sử dụng. Những vật này có thể được tặng lại, cho người nhà hay bạn bè, hoặc thậm chí là bí mật trả lại nơi mà họ đã lấy cắp nó.
Những cơn thúc giục lấy cắp có thể đến và đi hoặc có thể xảy ra với cường độ mạnh lên hay yếu đi theo thời gian.


Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu người bệnh không thể dừng việc lấy cắp, nên tìm đến sự tham vấn của bác sĩ. Nhiều người có chứng ăn cắp nhưng không muốn tìm đến việc điều trị vì họ sợ bị bắt giữ hay bị phạt tù. Tuy nhiên, một người làm công tác chăm sóc sức khỏe thì không bao giờ báo lại việc lấy cắp của người bệnh cho những nhà hành pháp.
Một số người tìm đến sự giúp đỡ của y tế vì họ lo sợ họ sẽ bị bắt và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoặc họ đã bị bắt và những yêu cầu hợp pháp để giúp đỡ họ điều trị.
Chấp nhận điều trị có thể giúp họ kiểm soát được chứng ăn cắp.


Cần làm gì nếu người thân mắc tật ăn cắp?
Nếu bạn nghi ngờ người bệnh thân hay người thân trong gia đình có chứng ăn cắp này, hãy đối xử nhẹ nhàng với người đó. Nên nhớ rằng chứng ăn cắp này là một vấn đề về sức khỏe tâm thần, không phải là một lổ hổng về nhân cách, đừng đối xử với người đó bằng thái độ buộc tội hay quy trách nhiệm cho họ.
Bạn lo lắng vì bạn quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của người mà bạn yêu thương.
Bạn lo lắng về những nguy cơ của việc cưỡng ép lấy cắp, như là bị bắt, bị mất việc hoặc gây ảnh hưởng tới những mối quan hệ của họ.
Bạn nên hiểu rằng, với tật ăn cắp này, sự thôi thúc lấy cắp có thể quá mạnh để có thể cưỡng lại chỉ bằng việc dùng ý chí.
Các biện pháp điều trị hiệu quả có sẵn để làm giảm sức mạnh của sự thôi thúc lấy cắp và giúp người thân yêu của người bệnh sống tốt mà không bị sa vào thói quen xấu cũng như sự hối hận.
Nếu người bệnh cần sự chuẩn bị cho cuộc trò chuyện, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể giói thiệu người bệnh cho một chuyên gia tâm lý, là người có thể giúp người bệnh hoạch định một kế hoạch để điều khiển sự quan tâm của người bệnh mà không làm người người bệnh yêu thương cảm thấy cần đề phòng hay bị đe dọa.


3. Nguyên nhân gây ra chứng căn cắp vặt

Nguyên nhân gây ra tật này chưa được biết rõ. Một số giả thuyết được đưa ra rằng những thay đổi trong não bộ có thể là nguồn gốc của tật ăn cắp này. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn cần có để hiểu hơn về những khả năng có thể là nguyên nhân. Tuy nhiên tật ăn cắp này có thể:
Liên kết với những vấn đề liên quan đến việc xuất hiện một cách tự nhiên của hợp chất hóa học thần kinh gọi là Serotonin. Serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Nồng độ thấp của chất này thường gặp ở những người dễ có các hành vi bốc đồng.
Liên quan đến các rối loạn gây nghiện, và hành vi lấy cắp có thể gây phóng thích Dopamine( một loại dẫn chất thần kinh khác). Dopamine gây nên cảm giác hài lòng, và một số người tìm kiếm cảm giác thích thú này hết lần này tới lần khác.
Liên kết với hệ opioid của não bộ. Những sự thôi thúc được điều khiển bởi hệ opioid của não. Một sự mất cân bằng trong hệ này có thể gây khó khăn để cưỡng lại những thôi thúc mãnh liệt này.

Yếu tố nguy cơ mắc chứng căn cắp vặt

Tật ăn cắp không phổ biến. Tuy nhiên vì nhiều người có tật này không bao giờ tìm đến điều trị, hoặc họ đơn giản là bị bắt sau nhiều lần lặp lại hành động sai này. Nhiều trường hợp có thể không bao giờ được chẩn đoán bệnh. Tật ăn cắp thường khởi đầu thời niên thiếu, hiếm khi bắt đầu muộn lúc trưởng thành.


Các yếu tố nguy cơ của tật này:
Tiền sử gia đình: có người thân, như bố mẹ hay anh chị em có tật này, hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hoặc tiền căn sử dụng rượu có nguy cơ cao mắc tật này.
Phụ nữ: khoảng 2/3 người có bệnh này là nữ giới.
Có một bệnh tâm thần khác: những người có bệnh này thường có một rối loạn tâm thần nào đó khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn sử dụng thuốc hoặc rối loạn nhân cách.
Có chấn thương đầu hay tổn thương não: những người đã từng có chấn thương ở đầu có thể tiến triển bệnh này.

4. Biến chứng và tác hại của chứng căn cắp vặt

Nếu không điều trị, chứng ăn cắp này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về xúc cảm, với người thân, pháp luật, công việc và tài chính của người bệnh. Thử với 1 ví dụ, người bệnh biết rằng lấy cắp là sai nhưng họ lại cảm thấy yếu đuối để có thể cưỡng lại sức mạnh thôi thúc này, thế là người bệnh mặc cảm tội lỗi, xấu hổ, nhục nhã với bản thân. Điều đó có thể dẫn dắt cuộc sống ổn định, đạo đức của người bệnh đi vào con đường sai lệch và khó chịu bởi sự thôi thúc lấy cắp.

Các ví dụ về biến chứng mà chứng ăn cắp này có thể gây ra hoặc có liên quan đến bao gồm:
Cờ bạc hay mua sắm cưỡng ép, không có chủ ý.
Bị bắt vì lấy trộm đồ
Bị phạt tù
Lạm dụng thức uống có cồn hay thuốc gây nghiện
Rối loạn ăn uống
Bệnh trầm cảm
Rối loạn lo âu

5. Điều trị chứng căn cắp vặt

Chuẩn bị trước khi đi khám
Nên đi cùng với một người thân hoặc 1 người người bệnh thân thiết, nếu cần có thể giúp người bệnh gợi lại các chi tiết. Thêm vào đó, người mà người bệnh biết trong một thời gian dài có thể hỏi thêm hoặc chia sẻ thêm thông tin cho chuyên gia tâm lý.

Đối với chứng ăn cắp này, những câu hỏi cần hỏi chuyên gia tâm lý bao gồm:
Tại sao tôi không thể dừng lại việc lấy cắp?
Những phương pháp điều trị nào hiện có?
Những phương pháp điều trị nào thì thích hợp cho tôi?
Tôi sẽ có thể dừng lại việc lấy cắp sau điều trị bao lâu?
Tôi vẫn sẽ cảm nhận được sự thôi thúc lấy cắp hay không sau điều trị?
Tôi cần điều trị thường xuyên như thế nào và trong bao lâu?
Người thân có thể giúp đỡ tôi được không?
Loại thuốc nào có thể giúp tôi?
Có tác dụng phụ gì của các loại thuốc đó không?
Tôi có vấn đề khác về sức khỏe. Vậy tôi có thể kiểm soát tốt nhất các vấn đề đó với nhau thế nào?
Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin vệ bệnh của mình ở ở trang web nào?

Để hiểu rõ các triệu chứng của người bệnh và chúng ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh như thế nào, chuyên gia tâm lý có thể hỏi người bệnh:
Ở độ tuổi nào người bệnh cảm thấy sự thôi thúc lấy cắp bên trong người bệnh?
Những lời thôi thúc đó có lặp lại thường xuyên không?
Người bệnh từng bị bắt vì lấy cắp chưa?
Người bệnh hãy miêu tả cảm giác của người bệnh trước, trong và sau khi người bệnh lấy cắp thứ gì đó?
Người bệnh thường lấy cắp những thứ nào? Người bệnh có cần dùng nó hay không?
Người bệnh lấy cắp từ ai hay từ đâu?
Người bệnh sẽ làm gì với những thứ người bệnh lấy cắp được?
Có thứ gì đó đặc biệt dễ dẫn tới những thôi thúc lấy cắp này không?
Sự thôi thúc này ảnh hưởng cuộc sống người bệnh thế nào, bao gồm việc học, làm việc và cả những mối quan hệ?
Có người thân nào của người bệnh gặp rắc rối vì việc lấy cắp này hoặc có một vấn đề về tâm thần như trầm cảm, nghiện hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế? Nếu có, điều trị thế nào thì tốt nhất?
Người bệnh có dùng chất có cồn hay thuốc cấm nào không? Có thường xuyên không?
Người bệnh đã được điều trị vì vấn đề sức khỏe nào gần đây không?

Chẩn đoán

Khi người bệnh quyết định tìm đến điều trị với những triệu chứng có thể là của chứng ăn cắp, họ có thể sẽ được đánh giá cả trên thể chất và tâm lý. Các bài kiểm tra thể chất có thể xác định được nếu có bất kỳ vấn đề gì dẫn đến triệu chứng của người bệnh.

Chứng ăn cắp được chẩn đoán dựa vào dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh. Vì đây là một dạng của rối loạn kiểm soát, để giúp cho việc chẩn đoán, bác sĩ có thể:
Hỏi một số câu hỏi về sự thôi thúc và người bệnh cảm thấy thế nào?
Xem xét lại những hoàn cảnh mà dẫn đến hành vi lấy cắp của người bệnh.
Yêu cầu người bệnh trả lời bảng câu hỏi hoặc bảng tự đánh giá.

Tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn này thường được các chuyên gia dựa theo “ Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần” do Hiệp Hội Tâm Thần Mỹ xuất bản để chẩn đoán bệnh tâm thần.

Người bệnh không có khả năng để kháng cự lại sự thôi thúc lấy cắp những món đồ mà người bệnh không cần dùng đến.
Người bệnh cảm thấy căng thẳng ngay trước khi người bệnh thực hiện hành vi lấy cắp.
Người bệnh có cảm giác hài lòng, thích thú khi lấy cắp.
Hành vi trộm cắp không phải là một cách để người bệnh trả thù hay giả tỏa sự tức giận và nó không được thực hiện lúc người bệnh có ảo giác hay ảo tưởng.
Việc trộm cắp không liên quan đến rối loạn hành vi, một thể của chứng rối loạn lưỡng cực hay rối loạn nhân cách.

Điều trị

Mặc dù lo sợ, bị làm nhục hay ngại ngùng có thể là yếu tố cản trở người bệnh tìm đến điều trị cho chứng bệnh này; người bệnh vẫn cần phải có được sự giúp đỡ. Chứng ăn cắp rất khó để tự bản thân người bệnh vượt qua. Không có điều trị, chứng ăn cắp có thể diễn ra tiếp tục và liên tục không ngừng.

Điều trị chứng ăn cắp đặc biệt cần thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý, đôi lúc cùng các nhóm tự các thành viên giúp nhau. Tuy nhiên, không có một tiêu chuẩn nào để điều trị bệnh này, và các nhà khoa học vẫn tiếp tục cố gắng tìm hiểu phương pháp nào là tối ưu nhất. Người bệnh có thể thủ một số cách điều trị để tìm xem phương pháp nào là tốt nhất cho người bệnh.

Thuốc

Đã có một vài nghiên cứu khoa học về cách sử dụng thuốc trị liệu tâm thần để điều trị chứng bệnh này.và không có một thuốc nào được FDA chứng nhận là thuốc để điều trị chứng ăn cắp. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp ích, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và liệu người bệnh có rối loạn tâm thần nào khác không, ví dụ như trầm cảm hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bác sĩ có thể chỉ định một đơn thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc ức chế tái hấp thu seretonin có chọn lọc (SSRI). Một thuốc gây nghiện là hoạt chất đối kháng với opioid có thể làm

Liệu pháp tâm lý
Một hình thức trị liệu tâm lý được gọi là liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh xác định những hành vi không tốt, những phản ứng tiêu cực, những suy nghĩ thường hay gầy cảm thấy không hạnh phúc và thay thế chúng bằng những điều tích cực và tràn đầy niềm hạnh phúc. Liệu pháp nhận thức hành vi có thể bao gồm những kỹ thuật giúp người bệnh kiểm soát tốt những thôi thúc lấy cắp.
Gợi cảm xúc bí mật: trong kỹ thuật này người bệnh hình dung về hình ảnh của mình khi lấy cắp và sau đó người bệnh sẽ đối mặt với những hậu quả không mấy tốt đẹp, như là bị bắt.
Liệu pháp ác cảm: trong đó người bệnh áp dụng các kỹ thuật gây đau nhẹ, như là giữ hơi thở đến khi người bệnh cảm thấy khó chịu khi những cơn thôi thúc lấy cắp xuất hiện
Giảm cảm thụ có hệ thống: liệu pháp này áp dụng những kỹ thuật làm thư giãn và tưởng tượng bản thân đang kiểm soát được sự thôi thúc lấy cắp.

Phòng tránh tái phát
Chứng ăn cắp này thường dễ tái phát. Để tránh bị trở lại, hãy chắc chắn rằng người bệnh đã theo đúng phác đồ điều trị. Khi người bệnh cảm thấy có sự thôi thúc lấy cắp, liên hệ với chuyên gia tâm lý học hoặc tìm đến người đáng tin cậy hoặc của nhóm hỗ trợ người bệnh.




Lời khuyên của bác sĩ



Người bệnh có thể theo các bước sau để chăm sóc bản thân tốt nhất trong lúc được điều trị:
Tuân theo kế hoạc điều trị: uống thuốc và chú ý lịch trình từng phần của liệu pháp, cẩn thận tránh làm sai.
Tìm hiểu thêm: tìm hiểu thêm về chứng ăn cắp này để hiểu rõ hơn các yếu tố nguy cơ, điều trị và các tình huống dẫn đến hành vi phạm pháp.
Xem xét cái gì điều khiển người bệnh: xác định các tình hướng, ý nghĩ hay cảm giác mà dẫn đến những thôi thúc lấy cắp.
Điều trị vấn đề lạm dụng thuốc hay các vấn đề tâm thần khác: nghiên, trầm cảm, lo âu và stress có thể dẫn đến một vòng xoắn các hành vi xấu.
Tìm kiếm sự lành mạnh: có thể dẹp bỏ những thôi thúc lấy cắp trong lúc người bệnh chơi thể thao hay hoạt động tích cực.
Học cách kiểm soát stress và thư giãn.
Giữ tập trung vào mục tiêu: điều trị chứng ăn cắp này tốn nhiều thời gian, người bệnh nên cố gắng nghĩ về mục tiêu sẽ đạt được như dẹo bỏ được các rắc rối tài chính cũng như sự phạm pháp, và cải thiện được các mối quan hệ của mình.

Nếu người bạn quan tâm đang được điều trị chứng ăn cắp, hãy đảm bảo rằng bạn thật sự hiểu rõ chi tiết về kế hoạch điều trị và có những hành động để hỗ trợ kế hoạch thành công. Hãy tập trung vào một hay nhiều phần của liệu pháp để giúp người bệnh làm quen với những tình huống khởi phát sự thôi thúc bên trong buộc lấy cắp của họ. Phục hồi từ một rối loạn cưỡng chế là một thử thách, một cam kết dài hạn- cả cho người bị ảnh hưởng cũng như cho những người thân thiết của họ. Hãy đảm bảo người bệnh được quan tâm và hỗ trợ hết sức cả về thời gian, tinh thần và thể chất.

6. Phòng chống chứng ăn cắp vặt
         Vì những nguyên nhân gây ra chứng ăn cắp chưa được biết rõ, chưa có cách chắc chắn nào để ngăn ngừa. Được điều trị càng sớm khi những cơn cưỡng chế tâm lý thôi thúc lấy cắp bắt đầu có thể giúp ngăn ngừa chứng ăn cắp trước khi để diễn tiến quá tệ, và ngăn ngừa được những hậu quả tiêu cực.


Để điều trị chứng ăn cắp vặt, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để được điều trị bệnh. Nếu cần được hỗ trợ điều trị thì bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

(Nguồn: hellodoctors.vn)

Tôi có một người bạn học chung đại học, anh ta là một kĩ sư của một công ty Việt Nam, lương một tháng hơn mười triệu. Vậy mà lâu lâu anh ta hay đem về những thứ mà công ty anh ta vứt bỏ. Hỏi đem về để làm gì thì anh ta nói cũng không biết để làm gì? không ai xài thì đem về, ai cần thì cho chứ cũng chả dùng?...

Tóm lại, ngay từ tấm bé thì vai trò chỉ dẫn của cha mẹ rất quan trọng trong việc hình thành tính cách con cái sau này. Trẻ con như tờ giấy trắng, nếu cha mẹ dung dưỡng cho những hành vi xấu sẽ hình thành thói quen, mà thói quen thường rất là khó bỏ và chỉ cần có điều kiện thì thói quen đó sẽ phát triển thì rất là nguy hại.

Previous Post Next Post