Nợ xấu ngân hàng là gì - Nợ xấu có được vay tiền không?

Chắc hẳn ai đang có nhu cầu mua trả góp hoặc vay tiền tín chấp, thế chấp bên ngân hàng nhân viên tín dụng đều hỏi bạn trước tiên là bạn có đang vay ở tổ chức tài chính nào chưa? nếu có họ sẽ hỏi tiếp bạn có nợ xấu ở tổ chức tín dụng nào không? hay đơn giản là bạn có đang nợ chậm trả ở ngân hàng nào chưa? Vậy nợ xấu là gì? Nợ xấu có được vay vốn tiếp không? Làm gì khi bị nợ xấu sẽ có trong bài viết này.


Trước tiên ta cần biết là Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là khoản nợ mà người vay không thể hoặc không có khả năng trả theo thỏa thuận ban đầu. Điều này thường xảy ra vì nhiều nguyên nhân, có thể vì người vay quên hoặc hoặc đơn vị cho vay đánh giá sai hiệu quả phương án cho vay, thời hạn cho vay. Đối với người vay, khoản nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân mà còn có thể tạo ra tác động tiêu cực đến điểm tín dụng và khả năng vay mượn trong tương lai.

Các nhóm nợ được phân chia như sau: 
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Các khoản nợ vẫn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời gian.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý. Đây là những khoản nợ từ 10 đến 30 ngày.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Các khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Các khoản vay quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Dựa theo khái niệm nợ xấu là gì và quy định phân loại các khoản nợ ở trên ta thấy những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (quá hạn trên 90 ngày) là nợ xấu, những khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 (quá hạn dưới 90 ngày) không phải nợ xấu. Việc phân loại nhóm nợ xấu sẽ giúp các tổ chức cho vay dễ dàng đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng để đưa ra quyết định có nên cho vay hay không.


Kiểm tra nợ xấu cá nhân, điểm tín dụng như thế nào?

CIC là gì? Điểm tín dụng CIC là gì?

CIC là Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức năng chính của đơn vị này là thu thập, lưu trữ, phân tích và dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam. Từ đó, CIC hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho quá trình vay và quản lý tín dụng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Điểm tín dụng CIC là chỉ số đánh giá độ uy tín, khả năng trả nợ của khách hàng thông qua lịch sử vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tài chính. Điểm tín dụng của mỗi cá nhân được đánh giá và ghi nhận tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (gọi tắt là CIC). Điểm tín dụng càng cao thì khả năng được chấp nhận khoản vay cao hơn. Ngược lại, điểm tín dụng thấp thì khách hàng khó có thể tiếp cận được khoản vay.

 

Cách 1: Ra ngân hàng bất kì để tra cứu, phí tầm 30.000đ ( tùy ngân hàng)

Cách 2: Đây là cách mình đang dùng để kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình là cài app điện thoại CIC connect. Bạn làm như sau:

Bước 1: Trên điện thoại, bạn vào mục Play store đối với điện thoại Android hoặc Appstore với thiết bị IOS và gõ từ khóa: kiếm tra cic và kiếm app như hình





Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
Bước 3: Nhập mã OTP để xác nhận.

Bước 4: Sau khi hoàn tất việc đăng ký tài khoản, bạn chờ Phê duyệt thông tin, khoảng 3 ngày, lúc đó hệ thống sẽ gửi bạn tin nhắn sms báo thành công, bạn thực hiện đăng nhập vào app và tra cứu lịch sử tín dụng trên CIC theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chọn “Khai thác báo cáo” để bắt đầu tra cứu nợ trên CIC.
Bước 2: Xác thực khai thác báo cáo bằng một trong các hình thức: Mật khẩu/Vân tay/Face ID.
Bước 3: Mua báo cáo tín dụng.
Bước 4: Nhập mã xác thực OTP để xác nhận.
Bước 5: Kiểm tra báo cáo tín dụng để biết mình có đang mắc nợ xấu hay không.
Lưu ý: Bạn được cung cấp miễn phí lần đầu, và những lần kiểm tra sau sẽ có biểu phí khi bạn thực hiện. 


Nợ xấu có vay được không?

  • Xóa nợ xấu là việc làm rất cần thiết để bạn tăng khả năng tiếp cận sản phẩm tài chính. Cách tốt nhất và nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu trên CIC là làm việc trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn đã vay để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất.

  • Các biện pháp cụ thể sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nợ xấu và xóa lịch sử nợ xấu của mình trên hệ thống:Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đã tất toán sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Vì thế, thanh toán những khoản nợ nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn tốt hơn.

  • Phân bổ tài chính để tất toán những khoản vay trên 10 triệu: Thông tin lịch sử tín dụng được cập nhật hàng tháng và theo quy định thì sau 12 tháng trả hết nợ xấu nhóm 2, nợ xấu sẽ được xóa khỏi lịch sử tín dụng. Đăng ký nhận báo cáo tín dụng: Việc này giúp bạn nhận thông báo kịp thời, tránh nợ xấu nhóm 2 rơi tiếp vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, vì các nhóm nợ xấu này mất đến 5 năm mới có thể xóa được.

  • Thời gian để được xóa nợ xấu sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu khác nhau. Những cấp độ này được đánh giá phân loại theo nhóm bởi Trung tâm tín dụng CIC. Cụ thể như sau:
Nợ xấu nhóm 1: Được cấp vốn ngay.
Nợ xấu nhóm 2: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 1 năm (sau 1 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay).
Nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm (sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).

Nợ xấu có được vay tiền tại Vay Nhanh hoặc dùng ví trả sau trên MoMo?

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 và khách hàng trong nhóm này sẽ không được xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, nếu khách hàng đó đã được xóa nợ xấu thì hoàn toàn có thể vay. Trong quá trình tìm kiếm cách xóa nợ xấu, bạn cần phải cẩn trọng để tránh rơi vào các chiêu trò hoặc lừa đảo liên quan đến việc cho vay xóa nợ. Dưới đây là một số cảnh báo và lời khuyên để bạn tự bảo vệ khỏi các chiêu trò này:

- Kiểm tra tính hợp pháp của đơn vị cho vay: Trước khi thỏa thuận với bất kỳ người cho vay nào, hãy đảm bảo rằng họ hoạt động hợp pháp và có giấy phép kinh doanh cần thiết.
- Kiểm tra thông tin về công ty hoặc tổ chức đó để đảm bảo tính đáng tin cậy.
- Không đặt cọc hay trả tiền trước: Nếu người cho vay yêu cầu bạn đặt cọc hoặc trả tiền trước để "mở khóa" dịch vụ hoặc giúp xóa nợ xấu, đây có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Người cho vay chất lượng không đòi hỏi khoản tiền trước để giúp bạn xóa nợ.
- Kiểm tra đánh giá của khách hàng: Tra cứu đánh giá của người dùng về đơn vị cho vay trực tuyến. Nếu có nhiều phản hồi tiêu cực hoặc cảnh báo về lừa đảo, bạn nên cân nhắc lại quyết định của mình.
- Thận trọng khi cung cấp thông tin cá nhân: Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như số bảo mật xã hội, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng cho bất kỳ ai mà bạn không biết chắc chắn là đáng tin cậy.

Làm gì khi bị nợ xấu?

Dĩ nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, nhiều khi mình tính không bằng trời tính, cuộc đời đưa đẩy vào những biến cố mà mình không thể thay đổi được như cha mẹ, con cái, anh chị em bị bệnh, bản thân bị bệnh nặng, dịch bệnh, thiên tai làm đảo lộn mọi dự tính ban đầu thì bạn phải làm gì?

Trước tiên, nếu gia đình có điều kiện mình có thể vứt hết tự ái và khai thật với gia đình mong sự giúp đỡ. Bạn có thể sẽ bị hụt hẫng, nhạy cảm với lời từ chối của bạn bè, người thân ( bạn không trách họ được vì họ cũng có cuộc sống riêng của họ nếu gồng thêm bạn thì chắc chắn vượt khả năng thì nguy hiểm cho chính họ nữa) nên chắc chắn sau thời gian rối rắm chạy chọt thì bạn phải bình tâm suy nghĩ lại. Và làm tiếp bước sau.

  • Tắt hết điện thoại, facebook, zalo đi, lấy giấy viết ra ngồi kiểm tra lại khoản nợ bản thân, thống kê tất cả tiền ăn, tiền uống, đi lại cafe, đám tiệc, hư xe, bệnh tật và cho ra một con số an toàn. 
  • Nếu đang công việc thuận lợi, bạn chỉ cần thêm 1 việc phụ nữa là nhẹ gánh nỗi lo.
  • Nếu thất nghiệp thì bạn phải bằng mọi cách kiếm tiền, chạy grab, phục vụ hoặc bất cứ nghề gì để có khoản thu nhập vượt ngưỡng bên trên và duy trì điều đó ít nhất 6 tháng hoặc hơn nếu nợ nhiều.
  • Sau 1 tháng bạn kiểm tra lại kế hoạch của mình thấy ổn thì mạnh dạn lên Tổ chức tín dụng để trình bày hoàn cảnh và nguyện vọng để bạn được hoàn thành nghĩa vụ tài chính với họ.
  • Tuyệt đối không đụng đến dịch vụ cầm cố, vay nóng chữa cháy, vay mượn khoản khác để trả  thì lại đưa bạn vào tình thế bế tắc tập 2.
  • Không nghĩ đến chuyện tiêu cực, không làm liều trộm cắp hay bán hàng quốc cấm, không tham gia mấy cái group Bể nợ, Bùng nợ, Vay nợ xấu, Kiếm tiền nhanh, Cờ bạc cá độ, Lô Đề... ( không nghe là hết cứu)

Hậu quả khi biết mình nợ xấu mà không có kế hoạch trả nợ để xóa nợ mà vẫn buông xuôi, mặc kệ, làm liều hoặc bùng luôn nợ mà bạn đã từng nghĩ đến?

Cuộc chơi nào cũng có quy luật, bạn nhắm chơi được và theo đến cùng thì chơi, còn không thì HỦY không ai ép nhưng bạn biết mà vẫn cứ cố chấp chạy theo cuộc chơi ngoài khả năng thì hậu quả để lại cho bạn rất lớn.

  • Mất uy tín với người tham chiếu ( người thân, bạn bè, đồng nghiệp),  ảnh hưởng gián tiếp đến cuộc sống và khả năng tiếp cận tài chính của họ. Điều này thể hiện rõ khi họ cần thiết phải đi mua trả góp mà vô tình số đó làm tham chiếu cho bạn đang nợ xấu thì.... bạn sẽ thấy mọi thứ khủng khiếp thế nào.

  • Bị nhân viên thu hồi nợ gọi điện, nhắn tin thông báo, bạn không có kế hoạch trả nợ thế nào đi hứa đi hứa lại đến khi thất hứa đến lần thứ n thì không còn tha thiết nữa lại phải đi đổi sim số, địa chỉ. Bạn có thể làm được vài lần nhưng họ vẫn có cách để tìm ra bạn. 

  • Lịch sử tín dụng sẽ bị ghi lại nợ xấu, nếu thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì sẽ bị CIC ghi lại lịch sử nợ xấu và gặp khó khăn khi muốn vây ngân hàng ở các lần sau đó.

  • Phải chịu thêm một số khoản lãi trả chậm hoặc phí phạt do không trả nợ đúng hạn.

  • Khi bạn đang bị nợ xấu các nhóm 3,4,5 kể trên cho dù bạn có đem tài sản đi vay thế chấp cũng không được luôn nha, lưu ý điều này. 

  • Khi bạn nợ xấu các nhóm 3,4,5 kể trên mà không trả, lập gia đình thì chồng hoặc vợ của người bị nợ xấu cũng bị từ chối như thường nhá.

  • Có thể bị khởi kiện ra Toà để đòi nợ. Nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự thì còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để mua trả góp và vay tiền không dính đến nợ xấu bạn cần làm gì trước khi nghĩ đến dịch vụ vay tiền?
  •  Kiểm soát các khoản chi tiêu, khoản thu nhập của cá nhân cụ thể, chính xác.
  •  Khi chấp nhận khoản vay, bạn cân đối sao cho khoản nợ phải trả hàng tháng nằm trong khoản 1/3 khoản thu nhập cố định là an toàn, đừng cố gắng chấp nhận liều mà nghĩ cách tô vẻ hồ sơ vay vượt xa thực tế để vay nhiều tổ chức tài chính sẽ khiến mình nhanh chóng hụt hơi và nếu có sự cố xảy đến thì chắc chắn đỡ không kịp.
  •  Có kế hoạch trả nợ cụ thể và tài chính dự phòng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đúng thời gian cho phép không ngụy biện, không đổ thừa.
  • Có khoản nợ cũng là cách giúp mình thôi thúc làm việc hiệu quả, tích cực nâng cao kỹ năng bản thân để kiếm được nhiều tiền hơn, quản lý tài chính tốt hơn, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với bạn bè đã tham chiếu hồ sơ.

Cảnh báo:
Hiện nay có một số nhóm lừa đảo nâng hạn mức tín dụng, vay khi nợ xấu, vay cá nhân không qua tổ chức, họ lấy thông tin và cho vay nặng lãi hoặc lừa lấy phí trước rồi chặn liên lạc nên bà con lưu ý.

Nếu bạn ở Bình Dương có thể qua Văn phòng Nhất Lệnh
Địa chỉ: 146 đường ĐT 743 Kp Tân Long, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương ( gần ngã 3 Lý Thường Kiệt, công ty Yazaki)
Điện thoại: 038 991 3451

Nếu bạn ở Long An có thể qua Văn Phòng Thanh Thúy
Địa chỉ: Đường B3, khu đô thị Phúc An City, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 0903 074 976

Điều 175: tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Previous Post Next Post